Thời trang bền vững hay còn gọi là thời trang “xanh” là xu hướng không thể thiếu trong phát triển ngành công nghiệp thời trang hiện nay. Vậy thời trang bền vững là gì? Xu hướng thời trang bền vững – Đòn bẩy để phát triển trong tương lai ra sao? Các bạn hãy cùng Koisan tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Hiện trạng ngành thời trang hiện nay như thế nào?
Bạn biết không? Các nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng thời trang, nhất là thời trang nhanh đã góp một phần không nhỏ gây ô nhiễm môi trường, gây ra hiệu ứng nhà kính và rất nhiều tác động tiêu cực khác. Đặc biệt, thời gian qua nhiều sản phẩm bắt trend, thời thượng song giá cả rẻ được sản xuất ngày càng nhiều đã làm thay đổi hoàn toàn thói quen của một bộ phận người tiêu dùng. Tuy vậy, “hạn sử dụng” của những sản phẩm này không lâu, thậm chí có nhiều người còn không sử dụng lại do chất liệu vải nhanh hỏng hoặc một vài yếu tố khác dẫn đến tình trạng lãng phí và gây ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, các sợi vi nhựa trong quần áo khi thải ra sẽ theo nước vào chuỗi thức ăn của con người, tạo sức tàn phá khủng khiếp đối với môi trường sống.
Điều này đã đặt ra yêu cầu phải “xanh hóa” chuỗi cung ứng cho ngành thời trang, sử dụng các loại chất liệu thân thiện với môi trường như cotton hữu cơ, vải sợi tre, lụa xử lý hóa chất nhẹ… Xu hướng thời trang “xanh” cũng là một cách để bảo vệ môi trường sống, nhất là sức khỏe của con người.
Chất liệu thân thiện với môi trường được người tiêu dùng quan tâm
Tại sao con người hướng đến thời trang bền vững?
Thời trang bền vững được hiểu là vòng đời sử dụng của một sản phẩm, giảm thiểu sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên tự nhiên. “Bền vững” trong việc duy trì quyền lợi hạnh phúc của con người trong xã hội. Thời trang bền vững gồm các yếu tố như: Sử dụng chất liệu an toàn, có thể tái sử dụng, tự phân huỷ; quy trình sản xuất tiết kiệm, an toàn, hạn chế tối đa tiêu thụ tài nguyên nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Khi con người hướng đến các sản phẩm bền vững, đòi hỏi những người làm thời trang cũng phải thay đổi tư duy, có cái nhìn đúng đắn về những điều tích cực mà thời trang bền vững đem lại. Điển hình là góp phần giảm thiểu những ảnh hưởng của thời trang lên hệ sinh thái, hướng đến khả năng tái chế, tiết kiệm nước và tài nguyên thiên nhiên; hướng đến sử dụng vải/sợi tái chế, có khả năng tự phân hủy, giảm bớt gánh nặng xả rác thải thời trang ra môi trường; công bằng về tiền lương và phúc lợi cho công nhân lao động. Từng bước thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về tính bền vững không chỉ trong ngành thời trang mà còn trong nhiều lĩnh vực khác.
Xu hướng thời trang bền vững - yếu tố “sống còn” đối với ngành thời trang trong tương lai
Nếu như trước kia thời trang bền vững còn khá xa lạ với nhiều người, thì hiện nay đông đảo người dân, nhất là các tín đồ thời trang tìm hiểu và săn lung các thiết kế thời trang “sạch”. Bởi đôi khi một bộ trang phục không chỉ dừng lại ở yếu tố đẹp, thời thượng hay bắt trend, mà còn phải đáp ứng được các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường từ chất liệu vải đến bao bì đóng gói của các sản phẩm an toàn, thân thiện và không gây độc hại với môi trường.
Cũng bởi điều này mà khái niệm “Thời trang bền vững” đã ra đời. Nếu như trước kia nó còn khá xa lạ với nhiều người, thì ngày nay, độ phủ sóng của khái niệm này đã trở nên rộng lớn và được đông đảo mọi người, nhất là các tín đồ thời trang đón nhận nồng nhiệt.
Có thể nói, trong tương lai xu hướng thời trang bền vững là yếu tố “sống còn” đối với các đơn vị thiết kế thời trang. Bên cạnh đó, xu hướng phát triển thời trang “xanh” thân thiện với môi trường cũng là cơ hội để những người đam mê thiết kế tạo nên sự khác biệt nhằm thu hút khách hàng.